Menu

Du lịch Sóc Trăng với những ngôi chùa rộng lớn, kiến trúc độc đáo làm ta bất ngờ. Hay những khu du lịch sinh thái miệt vườn xanh mát. Bạn cũng đừng bỏ qua những món ăn ngon tuyệt vời ở đây nữa nhé!

Sân vườn lớn chùa Chén Kiểu
Sân vườn lớn chùa Chén Kiểu

Du lịch Sóc Trăng ở đâu đẹp

Sóc Trăng là một điểm du lịch thú vị ở miền Tây. Về văn hóa, nó tập họp nhưng nét văn hóa hòa trộn giữa các dân tộc Hoa, Khmer và Kinh. Về địa điểm, nó nằm ngay cửa sông Hậu với những vùng đất miền vườn thoáng mát. Vậy du lịch Sóc Trăng 1 ngày thì nên đi đâu?

Kiến trúc sặc sở của chùa Chén Kiểu
Kiến trúc sặc sở của chùa Chén Kiểu

Chùa Dơi

Chùa Dơi là ngôi chùa đặc biệt của Sóc Trăng. Nơi đây có hàng trăm con dơi ngựa sinh sống sau khuôn viên chùa. Nên đặc biệt được người dân ở đây gọi là chùa Dơi. Kiến trúc của chùa được xây dựng theo kiến trúc của chùa Khmer.

Chùa Dơi
Chùa Dơi

Bên trong chánh điện thờ Phật Đà. Bên trên tường là những bức vẽ về cuộc đời của Phật. Từ lúc người sinh ra đời đến lúc ngồi dưới cây bồ đề niết bàn thành Phật. Bên ngoài còn có thờ những con vật linh thiêng khác nhau.

Chi tiết về chùa Dơi với sự tích, lịch sử và đặc trưng của nó tại đây: https://huynhhieutravel.com/chua-doi

Chùa dơi là điểm du lịch Sóc Trăng không nên bỏ qua
Chùa dơi ở Sóc Trăng

Địa chỉ chùa Dơi

Địa chỉ: Đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, thành phố Sóc Trăng.

Chùa Đất Sét (Bửu Long Tự)

Gian thờ Phật của chùa Đất Sét
Gian thờ Phật của chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét có tuổi đời hơn 200 năm tuổi là một trong nhất ngôi chùa cổ xưa nhất ở Sóc Trăng. Ngôi chùa này được dòng họ Ngô xây dựng và bảo tồn, giữ gìn đến ngày nay. Bên trong chùa có hàng nghìn pho tượng được làm bằng đất sét với nhiều hình thù khác nhau. Từ tượng Phật, La Hán đến những con vật, linh thú khác nhau.

Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét

Đặc biệt, chùa Đất Sét có 6 cây nến khổng lồ và 2 cây nến nhỏ hơn được ghi danh trong sách kỷ lục Việt Nam. Mỗi cây nến ước tính cần phải đốt từ 70 – 80 năm mới có thể cháy hết được. Hiện tại nó vẫn đang được thắp sáng trong chùa Đất Sét.

Cây nến vẫn còn cháy sau hàng chục năm ở chùa Đất Sét
Cây nến vẫn còn cháy sau hàng chục năm ở chùa Đất Sét

Địa chỉ chùa Đất Sét

Địa chỉ: 286 Tôn Đức Thắng, Phường 5, Sóc Trăng, Việt Nam.

Chùa Chén Kiểu

Chùa Chén Kiểu có khuôn viên rộng lớn khi du lịch Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu có khuôn viên rộng lớn

Ngôi chùa rộng lớn này mang đầy đủ văn hóa, kiến trúc của một ngôi chùa Khmer Nam bộ. Chánh điện được xây tam cấp và sơn màu vàng, trắng là chủ đạo. Nơi đây có những pho tượng Phật nằm dưới cây bồ đề và nhiều nét chạm khắc thể hiện rõ văn hóa chùa Khmer.

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng

Đặc biệt, trước đây khi tu bổ lại chùa, người dân xung quanh đã quyên góp những chén kiểu sành, sứ cho chùa. Những chén dĩa đó được ốp lên làm vật trang trí cho chùa. Từ đó chùa còn được biết đến cái tên chùa Chén Kiểu.

Tượng Phật Thích Ca nằm
Tượng Phật Thích Ca nằm

Địa chỉ chùa Chén Kiểu

Địa chỉ: QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, Việt Nam

Khu du lịch sinh thái Hồ Bể

Khu du lịch sinh thái này có vị trí tuyệt vời là giáp với mặt biển. Biển ở đây nhuốm màu nâu của phù sa nên ít có người xuống tắm. Nhưng tận hưởng không khí biển cũng khá mát. Bạn có thể đi bộ dạo mát xung quanh bờ biển. Đón những cảnh hoàng hôn hay bình minh ở đây cũng khá thú vị.

Đặc biệt, đến đây bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hải sản ngon lành. Tha hồ lựa chọn những nghêu, sò, ốc, hến hay cua. Đa số các quán ven biển ở đây đều là tự phát. Bạn nên cẩn thận lựa quán và xem mức giá trước khi ăn.

Địa chỉ Khu du lịch sinh thái Hồ Bể Sóc Trăng

Địa chỉ: Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, thành phố Sóc Trăng, Việt Nam.

Sóc Trăng mùa nào nên đi du lịch

Sóc Trăng là vùng có khí hậu quanh năm tương đối giống nhau. Nó thuộc đồng bằng sông Cửu Long nên khí hậu chỉ hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Bạn nên đi vào tháng 10 âm lịch hàng năm để xem các lễ hội đặc trưng du lịch Sóc Trăng. Thời điểm này Sóc Trăng sẽ có lễ hội Ooc-Om-Bok. Đây là lễ hội lớn nhất của người dân Sóc Trăng. Nó được xem giống như Tết của người Kinh vậy.

Chánh điện chùa Đất Sét quay về phái sau mặt lộ
Chánh điện chùa Đất Sét quay về phái sau mặt lộ

Đặc biệt trong lễ hội này, nhiều trò chơi và hoạt động diễn ra sôi nổi. Những người dân tộc Khmer sẽ tổ chức những cuộc đua ghe ngo lớn và sôi động trên con sông Hậu. Ngoài ra, họ còn có tập tục truyền thống là thẻ đèn nước khá thú vị. Bạn còn hòa nhịp cùng sự sôi động của không khí lễ hội vào những ngày này với những trò chơi, ca hát được tổ chức xuyên suốt.

Hướng dẫn cách đi Sóc Trăng du lịch

Huynh Hieu Travel sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển đến Sóc Trăng du lịch.

Chánh điện chùa Chén Kiểu - Đặc trưng du lịch Sóc Trăng là chùa
Chánh điện chùa Chén Kiểu

Du lịch Sóc Trăng từ Hà Nội, Đà Nẵng

Bạn nên chọn máy bay là phương tiện di chuyển từ các sân bay gần bạn đến sân bay quốc tế Cần Thơ. Cần Thơ là điểm có sân bay gần với Sóc Trăng nhất so với các tỉnh thành khác. Bạn có thể lựa chọn các hãng bay Vietnam Airlines hoặc Vietjet Air.

Mức giá máy bay thường từ khoảng 800.000đ – 3.000.000đ/vé tùy vào thời gian bạn đặt vé.

Tượng Kỳ Lân ở chùa Đất Sét - Nơi khám phá đặc trưng khi du lịch Sóc Trăng
Tượng Kỳ Lân ở chùa Đất Sét

Du lịch Sóc Trăng từ Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nếu ở Sài Gòn bạn có thể lựa chọn xe bus làm phương tiện di chuyển đến Sóc Trăng hoặc đến Cần Thơ trước. Bạn nên chọn một trong hai hãng xe lớn là Phương Trang hoặc Thành Bưởi. Hai hãng xe này phục vụ nhiều tuyến đi trong ngày và dịch vụ khá ổn. Mức giá: 110.000đ – 150.000đ tùy vào giá xăng và dịp lễ Tết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn phương tiện là xe máy hay xe hơi để di chuyển. Với khoảng cách gần 200km bạn sẽ mất khoảng 4 – 5 tiếng đường xe nếu chạy tốc độ vừa phải. Đường đi đa phần là đường quốc lộ nên cũng khá dễ chạy.

Chùa dơi ở Sóc Trăng
Chùa dơi ở Sóc Trăng

Du lịch Sóc Trăng từ Cần Thơ

Từ Sóc Trăng đến Cần Thơ cách nhau hơn 60km. Bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy hoặc xe hơi. Với tốc độ chậm bạn cũng chỉ mất khoảng 1,5 tiếng để đến nơi.

Tour du lịch Sóc Trăng

Đa phần tour du lịch Sóc Trăng 1 ngày đều được kết hợp cùng chuyến đi đến Bạc Liêu. Vì du lịch Sóc Trăng bạn thường chỉ mất 1 buổi và vị trí nó cũng khá gần Bạc Liêu. Bạn có thể tham khảo: Chi tiết tour du lịch Sóc Trăng – Bạc Liêu 1 ngày từ Cần Thơ.

Cặp nến khổng lồ chùa Đất Sét
Cặp nến khổng lồ chùa Đất Sét

Ăn gì ở Sóc Trăng

Điểm qua những món ăn hấp dẫn phải ăn khi đến Sóc Trăng bạn nhé! Du lịch Sóc Trăng có gì để ăn nào?

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng có vị mặn mặn ngọt ngọt của mắm, hòa cũng vị béo của từng thớ thịt ba chỉ và từng lát thịt cá lóc màu nâu nâu trắng trắng. Vừa ăn vừa nhai rột roạt với độ giòn của rau muống và bắp chuối cắt lát. Tô bún nước lèo càng tuyệt đỉnh hơn khi vừa ăn vừa chảy nước mắt với vị cay the thé của ớt và giấm.

Bún nước lèo Cây Nhãn
Bún nước lèo Cây Nhãn

Bún nước lèo nấu ngon thì phải dùng loại mắm cá sặc Châu Đốc nguyên chất. Bún nước lèo dùng mắm tỷ lệ với nước ít hơn bún mắm nhưng mùi vị cũng phải vừa đủ cái chất của mắm. Màu nước phải trong nhưng cũng phải có chút ngà ngà của màu vàng cánh gián. Khi nấu người ta phải cho thêm ngải bún tạo mùi thơm dịu nhẹ cho tô bún. Nó làm say lòng người ăn như bùa ngải vậy.

Sau đây Huynh Hieu Travel sẽ giới thiệu bạn một số quán bún nước lèo nổi tiếng ở Sóc Trăng.

Bún nước lèo Cây Nhãn

Bún nước lèo Cây Nhãn là một quán lâu đời và dường như là nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng. Bún nước lèo ở đây vị thanh, trong. Ăn kèm cùng miếng thịt heo quay, khứa cá lóc và con tôm đất ngọt ngọt, sần sần rất ngon miệng. Đặc biệt, quán còn bán kèm món gỏi cuốn ngon tuyệt cú mèo, rau câu ở đây được đánh giá rất chất lượng.

Quán bún nước lèo Cây Nhãn
Quán bún nước lèo Cây Nhãn

Đặc biệt quán lấy tên Cây Nhãn vì trước quán có trồng một cây nhãn lâu năm. Ngoài ra, view phía sau của quán nhìn ra hồ và có cây cối khá thoáng mát.

Mức giá ở đây: 30.000đ/tô bún nước lèo, 7.000đ/gỏi cuốn.

Giờ mở cửa: 11h00-19h00.

Địa chỉ: Đường Võ Đình Sâm, Phường 6, Sóc Trăng, Việt Nam.

Bún nước lèo Thảo

Đây cũng là một quán bún nước lèo khá nổi tiếng ở Sóc Trăng. Nó lại nằm gần quốc lộ nên tiện cho ai đi du lịch từ Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Ở đây cũng có phục vụ bún nước lèo, gỏi cuốn và cả nước sâm. Đặc biệt, quán gần như mở cửa từ sáng đến tối nên bạn sẽ không sợ quán chưa mở cửa như quán Cây Nhãn.

Bún nước lèo ở đây màu trong, ăn vào thanh thanh, ngọt ngọt mặm mặn của vị mắm. Cá lóc và tôm ở đây khá tươi, dường như đều được lựa chọn nguyên liệu khá kỹ. Thịt heo ở đây cũng rất ngon. Đặc biệt sợi bún ở đây cũng khá lạ so với sợi bún nơi khác, dường như được đặt làm riêng từ một lò bún.

Giờ mở cửa: 6h00 – 22h00.

Giá bún: 30.000đ/tô. Giá gỏi cuốn: 7.000đ/gỏi.

Địa chỉ: 205 Phú Lợi, Phường 2, Sóc Trăng, Việt Nam.

Bún gỏi dà

Tương truyền, tiền thân của bún gỏi dà là một món gỏi cuốn. Nhưng sau này vì để tiện, người ta gom tất cả nguyên liệu bún, cá, thịt, rau,… lại thành một tô bún tất cả trong một.

Nước dùng bún gỏi dà phải là nước được hầm từ xương ống. Sau đó lấy tương xay nhuyễn, trộn vời đậu phộng xây nhuyễn và tỏi phi mỡ. Ba thứ ấy hòa quyện vào nhau làm thành một nồi nước lèo bún thật đặc biệt.

Nguyên liệu của bún gỏi dà phải là những loại tôm tươi, thịt heo luột sắc mỏng. Tất cả được nêm với me chua nên có vị ngọt ngọt chua chua đặc trưng riêng.

Đem tô bún ra như vậy cũng chưa xong, bạn phải chuẩn bị rau. Rau ở đây bao gồm bắp chuối thái mỏng, giá. Trụn qua mấy lần nước cùng bún rồi mới để nguyên liệu vào thành tô bún hoàn chỉnh.

Quán cô Hằng

Đây là một quán nổi tiếng về bún gỏi dà ở Sóc Trăng. Quán chỉ bán vào buổi sáng và khá đông khách. Nước dùng ở đây ngọt trong, nguyên liệu tươi mới vì đông khách. Quán có không gian thoáng và cây xanh, chỗ đậu xe rộng rãi. Tương đối sạch sẽ và nhiệt tình phục vụ. Tuy vậy, vào cuối tuần quán khá đông khách nên sẽ phải chờ lâu.

Địa chỉ: 15 Nguyễn Văn Hữu, Phường 1, Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng, Việt Nam.

Bánh cống

Đây là thứ bánh dân dã, mang đậm hương vị đồng quê miền Tây. Món bánh có vị béo, bùi của bột hòa cùng đậu xanh, tôm, thịt. Cấn vào giòn, nhai kỹ có vị béo hòa trộn, chấm vào nước mắm pha càng ngon tuyệt vời hơn. Nếu ngán, bạn có thể ăn kèm với rau càng tuyệt.

Bánh cống Sóc Trăng là loại bánh thông dụng. Đi đâu bạn cũng sẽ thấy chúng. Tất cả hương vị, màu sắc vàng óng của nó thể hiện sự đặc sắc ẩm thực Sóc Trăng. Bạn chắc chắn phải thử qua chúng khi đến đây.

Bánh pía

Bánh pía là loại bánh đặc sản của người Hoa di cư sang Việt Nam từ thế kỷ thứ 17. Sau nhiều năm phát triển và hội nhập, bánh pía dần trở thành một loại đặc sản nức tiếng của Sóc Trăng.

Nguyên liệu bánh pía được làm chủ yếu từ đậu xanh, khoai môn, lòng đỏ trứng muối, bột mì và sầu riêng. Tất cả tạo nên hương vị thơm ngon ngọt của bánh pía. Đặc biệt, sau này nhiều loại bánh bía với nhân và vỏ khác nhau. Sự đa dạng đó giúp bạn dễ dàng lựa chọn bánh pía mà mình yêu thích. Sau đây là các thương hiệu bánh pía lớn.

Tân Huê Viên

Tân Huê Viên là thương hiệu bánh pía lâu đời được thành lập từ năm 1982. Thời gian gần đây, Tân Huê Viên đã vừa kết hợp công nghệ mới vừa kết hợp cách làm bánh truyền thống tạo thành các loại bánh ngon. Đặc biệt, trên đường quốc lộ từ Sóc Trăng về lại Cần Thơ bạn sẽ gặp một xưởng sản xuất cỡ lớn của Tân Huê Viên. Nơi đây vừa là xưởng vừa là nơi trưng bày, bán các sản phẩm của hãng.

Bạn có thể lựa chọn nhiều loại bánh pía khác nhau, vừa có thể thử ngay tại chỗ. Đặc biệt, ngoài bánh pía, nơi đây còn nhiều loại sản phẩm khác như lạp xưởng, bánh đậu xanh,… để bạn mua về làm quà biếu người thân, bạn bè.

Địa chỉ: 153 Quốc lộ 1A Ấp Phụng Hiệp, Xã An Hiệp, Huyện Châu Thành, Tình Sóc Trăng

Quảng Trân

Đây là một thương hiệu tuy không nổi tiếng bằng Tân Huê Viên nhưng cũng khá nức tiếng trong vùng. Bánh pía Quảng Trân thơm ngon, có nét đặc trưng riêng so với các loại bánh pía khác. Ngoài ra, nơi đây cũng có sản xuất các loại lạp xưởng khá ngon.

Với những người sành ăn, người ta yêu quý thương hiệu Quảng Trân hơn cả Tân Huê Viên. Ở Sóc Trăng vẫn hay có câu 1 Quảng Trân, 2 Tân Huê Viên, 3 Công Lập Thành để xếp hạng bánh pía.

Địa chỉ: 408 QL1A, An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng, Việt Nam.

Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng

Khi đến Sóc Trăng bạn nên kết hợp du lịch Bạc Liêu. Sóc Trăng khá nhỏ để phải đi cả một ngày du lịch. Đây là 2 tuyến điểm thường được kết hợp chung với nhau khi đi du lịch. Đây là cẩm nang du lịch Sóc Trăng mà hướng dẫn viên nào cũng khuyên bạn.

Chi tiết du lịch Bạc Liêu để bạn tham khảo thêm tại đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-bac-lieu

Khách hành hương thắp hương ở chùa Chén Kiểu
Khách hành hương thắp hương ở chùa Chén Kiểu

Bạn cũng nên hỏi giá kỹ trước khi mua các món hàng ở đây. Dịch vụ du lịch Sóc Trăng chưa quá phát triển nên không tránh vài trường hợp bán giá cao.

Bạn nên ăn mặc lịch sử khi đến đây vì có thể vào các chùa chiềng. Tuy chùa Khmer khá dễ dãi với trường hợp ăn mặt nhưng cũng nên cẩn thận khi ăn mặc.

Cổng chùa Chén Kiểu
Cổng chùa Chén Kiểu

Những lễ hội ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc cộng động sinh sống với nhau như người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,… Vì thế nơi đây còn hội tụ nhiều nét văn hoá và lễ hội của các dân tộc đặc trưng này. Cùng tìm hiểu về những lễ hội đặc biệt ở Sóc Trăng nhé!

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.

Theo Wikipedia.org

Lễ hội này tổ chức khoảng giữa tháng 4 âm lịch (Tính theo đầu tháng chét cùa người Khmer). Cũng như những ngày Tết của phong tục người Kinh, thời gian này mọi người sẽ đi chúc Tết lẫn nhau. Họ chúc cho người khác tài lộc, sức khoẻ, gia đạo,… Và cùng tham gia những trò chơi dân gian thú vị của người Khmer.

Vào lễ hội này khi đến những khu chùa của người Khmer đều tất nập người dân. Họ lập những gian hàng mua bán, trò chơi, tổ chức nhiều sự kiện thú vị. Tất cả hoà nhịp trong một không khí lễ hội rình rang đánh dấu một năm mới của người Khmer.

Lễ hội Đấu Đèn

Đây là lễ hội mang đậm nét văn hoá của người Hoa ở chùa Ông Bổn Sóc Trăng. Nơi đây hàng năm vào dịp Tết nguyên tiêu (rằm tháng giêng) tổ chức đấu giá những chiếc lồng đèn do chùa làm. Những chiếc lồng đèn được làm khá bình thường nhưng được qua nghi lễ cầu an, phước lành của chùa.

Đôi khi có những chiếc đèn được đấu giá lên đến hàng chục triệu một chiếc. Những chiếc đèn mang ý nghĩa gia đạo hưng thịnh, tài lộc đến nhà, sức khoẻ an khang,… Họ mua về để mang ý nghĩa đem phước lành cho gia đình. Ngoài ra, số tiền đó cũng là tiền quyên góp tu sửa và bảo quản ngôi chùa này của người dân đóng góp.

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng

Lễ hội diễn ra vào ngày 21 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này mục đích cầu an, mong thần cá Ông sẽ giúp mưa thuận gió hoà, cứu nạn người bị tai nạn biển khơi, cho một mùa hải sản bội thu.

Lễ hội bao gồm đoàn người diễu hành cùng những đoàn múa lân đi trước. Sau đó cúng bái, lên tàu biển tiến ra biển Đông nghinh Ông về. Sẽ có một thuyền chính làm lễ đi trước, các thuyền khác ngư dân sẽ kéo theo sau. Mọi người cùng đánh trống khua chiên, nhậu nhẹt. Khi về sẽ tổ chức té nước vui chơi giữa các thuyền.

Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng

Thời gian tổ chức lễ hội đua ghe ngo vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hội là một trong những nét văn hoá truyền thống quan trọng của người dân Khmer Nam bộ. Đây là lễ hội để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ sức anh tài của những người nam cường tráng Khmer.

Một đội đua ghe ngo thường từ vài chục đến cả trăm người. Tất cả phải đồng lòng cùng nhau láy tay chèo đúng lúc. Môn chèo ghe đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai cùng sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả mọi người.