Menu

Mẹ Nam Hải là một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nằm ở tỉnh Bạc Liêu. Ngoài Miếu bà chúa Xứ thì nơi đây có lượng tín đồ hành hương đông đảo nhất. Hàng năm nó thu hút hàng trăm người về đây hành hương. Đặc biệt, nơi đây có pho tượng mẹ Nam Hải cao 11m, là công trình tượng phật Bà lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Đầu tiên, ta tìm hiểu về nguồn gốc của mẹ Nam Hải nhé!

Chùa mẹ Nam Hải
Chùa mẹ Nam Hải

Nguồn gốc mẹ Nam Hải

Ban đầu, chùa mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu là một căn nhà lá đơn sơ thờ phụng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nó nằm ở một khu đất nhỏ ven biển, với xung quanh là bùn lầy và những rừng cây mắm, đước. Tương truyền ngôi chùa này lập nên để cầu an cho những người đi biển. Mong Phật bà phù hộ người dân đánh bắt xa bờ về nhà an toàn.

Đến năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đến đây, nhận ra sự linh thiêng thần thành nơi này nên đã cho xây dựng thành ngôi chùa khang trang hơn. Hòa thượng đã cho xây một Quan Thế Âm Bộ Tát cao 11m (Chưa tính phần bệ tượng) với tầm nhìn ra biển. Tượng xây trong 2 năm, đến năm 1975 thì hoàn thành.

Du khách viếng mẹ Nam Hải Bạc Liêu
Du khách viếng chùa ở Bạc Liêu

Lịch sử

Lúc mới xây dựng lên, tượng đài đặt sát mé biển. Mắt tượng Phật bà nhìn ra xa về hướng biển để dõi theo những người đánh bắt xa bờ. Theo như các người dân hành hương trước đây kể lại, mỗi khi thủy triều lên, tượng Phật bà bị nước biển ngập tràn cả lên cả bệ đá. Nhưng sau nhiều năm bồi đắp thiên nhiên, vị trí chùa ở Bạc Liêu đã dời vào trong hơn vài km.

Đến năm 2004, chính quyền địa phương cấp phép cho việc mở rộng chùa lớn thêm. Người dân thập phương đến cúng viếng chùa mẹ Nam Hải đã quyên góp tiền mở rộng chùa thêm. Ước tính tổng cộng số tiền quyên góp là 5 tỷ đồng.

Mẹ Nam Hải
Mẹ Nam Hải

Nhờ vậy, nhiều hạng mục công trình đã khởi công và đến nay đã hoàn thành. Lúc ấy, chùa đã được mở rộng hơn 25.000m2 so với ngôi chùa đơn sơ trên mảnh đất nhỏ như trước đây.

Từ cổng tam quan, chánh điện, điện Thiên Thủ, điện Địa Tạng, nhà các nhà sư ở, phòng đã khách. Đến những hạng mục như nhà vệ sinh, các ghế đá và mái che cho khách thập phương viếng bà nghỉ tạm hay cả bãi giữ xe miễn phí.

Tuy vậy, hiện nay nhiều hạng mục vẫn đang hoàn thiền dần chứ chưa hoàn chỉnh hoàn toàn.

Tượng quan âm ở mẹ Nam Hải Bạc Liêu
Tượng quan âm ở Bạc Liêu

Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải

Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải có chiều cao 11m, mặt hướng về hướng Đông. Tượng Phật mẹ Nam Hải hướng mặt ra biển Đông với sự từ bi cầu an lành cho những người ngư dân đánh bắt xa bờ ngoài biển khơi.

Đặc biệt, xung quanh bệ đá đặt tượng đức mẹ Nam Hải Bạc Liêu là những nhan đèn nghi ngút của người dân cúng bái. Mọi người sẽ đặt đồ cúng viếng: nhang, trái cây hoa quả, tiền vàng, bánh trái,… để cúng viếng. Sau khi đặt đồ cúng sẽ là những lời cầu khấn thành tâm mong người phú hộ.

Tượng mẹ Quan Âm Nam Hải
Tượng mẹ Quan Âm Nam Hải

Lễ hội

Lễ hội Quán Âm Nam Hải là lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 22 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất ở Bạc Liêu và miền Tây Nam bộ. Lễ hội này đã được hội Phật giáo Việt Nam công nhận là một lễ hội chính thức của Phật giáo Việt Nam.

Nội dung lễ cúng mẹ Nam Hải thường là: Lễ cầu quốc thái dân an, văn khấn sóng yên biển lặng, văn khấn cúng anh hùng liệt sĩ, thỉnh thánh, lễ cầu ăn cầu siêu vong hồn, phật tử dân hương cúng bái, lễ thuyết pháp… Thông thường sau phần lễ hội sẽ là lễ cơm chay và tổ chức hát bội, văn nghệ phục vụ bà con tín đồ.

Ngoài ra, vào những dịp lễ rằm lớn như Trung thu, Vu lan, rằm tháng giêng,… ở đây đều tổ chức các lễ lớn để cúng bái. Đây cũng là những dịp tụ tập đông đảo khách hàng hương và tín đồ lễ mẹ nhiều nhất.

Một trong bức tượng mẹ Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu
Một trong bức tượng mẹ Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu

Mẹ Nam Hải ở đâu

Mẹ Nam Hải có khá nhiều công trình mang tên gọi tương tự ở một số tỉnh thành khác như Cà Mau, Hậu Giang,.. Nhưng địa chỉ chính thức và nổi tiếng nhất là ở Bạc Liêu.

Nơi đây có lịch sử lâu đời, nhưng không có ghi chép rõ ràng về ngày khai chùa. Chỉ biết trước đây đã có tượng quan âm được xây đơn giản bởi những người thân ngư dân ra khơi xa đánh bắt. Đến năm 1973 nó mới được chính thức xây dựng một ngôi chùa đúng nghĩa.

Tham khảo du lịch Bạc Liêu với những điểm du lịch, review và món ăn hấp dẫn tại đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-bac-lieu

Tượng đức mẹ Nam Hải Bạc Liêu
Tượng đức quan âm ở Bạc Liêu

Địa chỉ

Địa chỉ: Đường Đê Biển, Phường Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu.

Cách đi

Đường đến mẹ Nam Hải khá dễ đi, đa phần là đường quốc lộ lớn. Tuy vẫn có một số công trình đường đang xây nhưng tương đối ổn.

Hình ảnh mẹ Nam Hải Bạc Liêu
Hình ảnh tượng Phật ở Bạc Liêu

Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ Hà Nội, Đà Nẵng

Nếu bạn ở Hà Nội hay Đà Nẵng, những tỉnh thành xa thì phương tiện di chuyển tốt nhất chính là máy bay. Hiện chưa có tuyến bay thẳng đến Bạc Liêu nhưng bạn có thể bay đến tỉnh gần nhất là Cần Thơ.

Bạn có thể chọn các hãng bay Vietjet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Airways để bay. Bạn có thể chọn hãng bay Vietjet Air với kinh phí bay thấp. Bạn có thể lựa chọn vé khuyến mãi 0 đồng nếu săn được hoặc đặt khoảng 2 – 3 tháng trước ngày bay thì giá sẽ rẻ nhất. Giá vé tầm 700.000 – 1.500.000 tuỳ vào đợt khuyến mãi và giá vé.

Một trong bức tượng bà mẹ Nam Hải
Một trong bức tượng Quan âm

Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)

Nếu di chuyển từ Sài Gòn bạn có thể lựa chọn các hãng xe bus uy tín như Phương Trang, Thành Bưởi để di chuyển. Ưu điểm của hai hãng xe này ngoài uy tín và chất lượng tốt thì còn có dịch vụ trung chuyển. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ trung chuyển của hai hãng này. Dịch vụ trung chuyển với bán kính 5 – 10 km từ nội thành là dịch vụ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí taxi.

Khoảng cách từ thành phố Bạc Liêu đến đây khoảng 12 km. Nếu bạn đi trung chuyển thì sẽ mất khoảng phí taxi khá nhỏ để di chuyển từ điểm đó đến đây.

Ngoài ra, nếu muốn di chuyển đi chơi nhiều hơn thì bạn có thể thuê xe máy ở khách sạn trung tâm thành phố Bạc Liêu. Giá thuê xe máy: 100.000 – 120.000đ/ngày.

Tượng Phật mẹ Nam Hải
Tượng Phật

Hướng dẫn đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu từ Cần Thơ

Bạn sẽ có hai cách lựa chọn di chuyển từ thành phố Cần Thơ đi mẹ Nam Hải Bạc Liêu. Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân là ô tô hoặc xe máy di chuyển hoặc đi xe bus Phương Trang hoặc Thành Bưởi đến trung tâm thành phố Bạc Liêu.

Nếu chọn phương tiện cá nhân bạn sẽ đi theo đường quốc lộ ngang qua thành phố Sóc Trăng. Bạn có thể mất khoảng 4 – 5 tiếng cho hành trình hơn 120 km đến chùa ở Bạc Liêu.

Đường khá dễ đi vì đa phần là quốc lộ tuy có một số đoạn khá nhiều ổ gà, ổ voi. Lợi thế nữa là bạn có thể dừng chân bất kỳ đâu để tham quan, khám phá từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu.

Kinh nghiệm, địa điểm du lịch và review Cần Thơ tại đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-can-tho

Hình tượng Phật mẹ Nam Hải
Hình tượng Phật

Nếu chọn phương tiện là xe bus bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng di chuyển. Bạn sẽ tiết kiệm công sức rất nhiều cho việc di chuyển. Bạn có thể ngủ một giấc khi thức là đã gần đến nơi. Bạn sẽ mất phí di chuyển đoạn đường 12 km từ bến xe trung tâm thành phố Bạc Liêu đến đây.

Mẹo đi mẹ Nam Hải từ thành phố Bạc Liêu là bạn nên tận dụng xe trung chuyển. Trung chuyển đến vị trí xa nhất mà nó đi được gần đây nhất rồi di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm đến đó.

Một trong những bức tượng mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu
Một trong những bức tượng ở Bạc Liêu

Kiến trúc chùa mẹ Nam Hải

Kiến trúc của chùa xây theo kiểu kiến trúc Phật giáo Bắc tông truyền thống. Nhưng vẫn giữ nét chính là chùa chỉ chuyên thờ mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát Nam Hải. Chùa có điện Quan Âm, chánh điện, nơi các sư ở, phòng khách,…

Đặc biệt, chùa có một núi Quan Âm to lớn được các Phật tử gom góp tiền bạc xây dựng. Kinh phí lên đến hơn 100 tỷ đồng. Núi Quan Âm cao 45m, rộng 90m, ngang 45m.

Nhìn từ ngoài vào, tượng mẹ Nam Hải cao 11m nằm ở giữa khuôn viên. Phía bên phải là Điện Quan Âm xây dựng nét kiến trúc truyền thống. Bên trái là Điện Địa Tạng. Đi thẳng vào bên trong sẽ là khuôn viên rộng lớn với hàng chục tượng Phật Quan Âm cao bằng hình người hai bên.

Tượng mẹ Nam Hải từ bi
Tượng mẹ từ bi

Kiến trúc chùa chủ yếu là xây bằng xi măng và gỗ. Tượng Phật Quan Âm lên đến hàng chục tượng với kiến trúc khác nhau. Tượng đôi khi đứng, ngồi, nằm với những hình dạng khác nhau nhưng vô cùng tinh xảo.

Hình ảnh mẹ Nam Hải

Sau đây là một số hình ảnh tượng mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu

Sự tích mẹ Nam Hải

Ngày trước khi ra khơi, những người đàn ông sẽ đánh bắt có khi dăm ba tháng có khi cả năm mới quay về. Những người vợ người mẹ đảm đang ở nhà chăm lo con cái, chờ chồng đem những mẻ cá đầy thuyền về. Niềm vui của ngư dân đôi khi chỉ là ngày tụ tập gia đình đông đủ, ăn bữa cơm ngon.

Một hôm, khi người chồng ra khơi, người vợ ở nhà nghe tin dữ rằng có cơn bão bất ngờ ập đến. Người vợ lo sợ, hàng ngày ra gần bờ biển nhìn về hướng Đông mong chờ chồng quay về. Người vợ mỗi lần đều niệm tụng Phật Quan Âm Bồ Tát, mong rằng sự từ bi của người sẽ mang đến phép nhiệm màu.

Một hôm, người vợ vẫn ra bờ như mọi ngày, thì bắt gặp 1 cụ già bụng đói, tay chân bủn rủn. Người vợ thay vì vẫn đến biển chờ chồng và niệm Phật ở đó thì đã mang bà cụ về nhà mình. Mời bà cụ một bữa cơm và cầu nguyện ngay ở nhà thay vì ra bờ biển. Lạ thay, sau khi cầu nguyện, người vợ ra ngoài thì bà cụ đã biến mất.

Không gian xung quanh chỉ còn lại những vầng sáng. Biết là Quan Âm hiển linh, người vợ mừng rỡ quỳ xuống cầu khấn. Đến hôm sau khi quay ra biển chờ đợi thì bổng thấy con tàu xa xa trở về. Người chồng ôm người vợ trong lòng với nổi vui mừng khôn siết.

Người chồng kể rằng khi cơn bão đến, chiếc thuyền tưởng rằng đã chìm mất. Thì bỗng bất ngờ một luồng sáng soi đến. Lúc ấy trời yên biển lặng, thuyền đi theo ánh sáng đó về đến bờ. Sau đó người vợ mới kể cho chồng và các ngư dân khác nghe chuyện gặp bà cụ và bồ tát hiển linh ra sao.

Mọi người vừa kinh sợ vừa hoan hỉ trước sự bảo hộ của mẹ Quan Âm nên đã lập một bức tượng Quan Âm Bồ Tát với tầm nhìn hướng ra biển. Cứ mỗi dịp ra khơi, những ngư dân ở đó lại ra bờ biển cầu khấn mong mẹ Quan Âm phù hợp bình an. Dần về sau, người dân không còn coi đó là tượng Phật xa lạ, mà gọi với cái tên thân thương là bà mẹ Nam Hải.

Ngài vía mẹ Nam Hải

Những ngày vía mẹ Nam Hải tốt nhất thường là rằm tháng giêng. Bạn cũng có thể đến đây vào những dịp lễ lớn của Phật giáo như: Lễ Vu Lan, Trung Thu, rằm tháng 7 hoặc những ngày rằm lớn. Tuy vậy, bạn cũng có thể lựa chọn ngày bình thường đi để tránh dòng người đông đúc cúng bái.

Cầu nguyện mẹ Nam Hải

Cầu nguyện ở đây linh thiêng nhất là sự cầu an, cầu gia đạo hay sinh nở. Người ta thường ít cầu tiền tài, phát đạt khi đến đây. Đặc biệt, sự linh thiêng của mẹ Nam Hải phù hộ ngư dân ra khơi luôn được truyền tụng như một công đức lớn.

Nếu muốn cầu về làm ăn, kinh doanh thì bạn có thể lựa chọn Miếu bà chúa Xứ là nơi linh thiêng có tiếng ở An Giang. Hoặc cầu chị Sáu ở Côn Đảo cũng là nơi có tiếng về cầu chuyện “làm ăn”.

Du lịch mẹ Nam Hải

Mẹ Nam Hải cũng được xem là một nơi du lịch tâm linh có tiếng của Bạc Liêu. Hàng năm nơi đây thu hút hàng trăm nghìn lượt cúng viếng. Đặc biệt, những người quay lại cúng trả lễ cũng khá đông cũng là minh chứng cho sự linh thiêng của ngôi chùa này.

Trên đường đi đến đây ở Bạc Liêu, bạn còn có thể đến tham quan nhà thờ của Cha Diệp. Một người khá có tiếng và linh thiêng của nhà thờ công giáo. Đặc biệt ở miền Nam, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy nhiều gia đình công giáo có một bức hình của cha Diệp để trong nhà.

Sau khi viếng mẹ Nam Hải, bạn có thể tham quan nhà cổ Công tử Bạc Liêu và cánh đồng gió Bạc Liêu. Hai địa danh du lịch nổi tiếng của Bạc Liêu và vị trí rất gần nơi đây. Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết về địa điểm du lịch Bạc Liêu tại đây:

Cha Diệp

Cha Diệp sinh năm 1897 ở tỉnh An Giang. Cha Diệp trước đây được tu đạo từ nhỏ. Ngài được luân chuyển nhiệm vụ khắp nơi ở miền Tây. Năm 1930 ngày được luân chuyển về Bạc Liêu làm cha sở ở Tắc Sậy. Ngài cũng thường luân chuyển giúp đỡ thành lập nhiều nhà thờ ở các quận huyện xung quanh.

Đến khoảng năm 1945, chiến tranh lúc đó diễn ra rất dữ dội. Nhiều người theo họ đạo cũng bị bắt, tuy vậy, ngày vẫn kiên quyết trụ vững ở đó. Ngày nói: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.

Ngày 12/03/1946, ngày bị bắt và đưa về nhốt ở nhà thờ Cây Gừa. Lúc đó ngày đã đứng ra nhận là thủ lĩnh của giáo dân nơi đó. Nếu có giết thì hãy giết ngày và tha cho tất cả mọi người. Sau đó, mọi người đều được thả ra trừ ngài.

Tối đêm ấy, các vị giáo dân được báo mộng rằng chúng đã giết ngày và thủ tiêu trong một cái ao. Các vị giáo dân đến nơi được báo mộng và gặp được xác ngài bị quăng xuống ao. Đầu ngày bị một vết dao chém ngang và có 3 vết thương bằng dao gây ra ở mình. Quần áo ngày bị lột trần trụi nhưng khuôn mặt vẫn bình thản không sợ hãi.

Nếu không theo đạo mà tín ngưỡng những điều linh thiêng bạn có thể kết hợp du lịch tâm linh tour mẹ Nam Hải và cha Diệp. Đây là hai địa danh linh thiêng nhất ở Bạc Liêu thời điểm này.

Địa chỉ nhà thờ Cha Diệp

Nhà thờ cha Diệp hay còn gọi là nhà thờ Tắc Sậy có địa chỉ: Ấp 2, QL1A, Tân Phong, Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Khách sạn mẹ Nam Hải

Mẹ Nam Hải thường ít khách sạn và nhà nghỉ gần đó. Nhưng bạn có thể di chuyển vào trung tâm thành phố Bạc Liêu cách đó khoảng 12km để tìm khách sạn. Những khách sạn ở đây khá nhiều để bạn lựa chọn.