Du lịch An Giang với những cảnh quan núi, đồng, rừng và chùa chiềng làm chúng ta say đắm. Đứng từ trên những ngọn núi nhìn xuống những cánh đồng lúa trải dài đẹp tuyệt vời. Bất cứ nơi đâu của An Giang cũng dễ dàng làm bạn siêu lòng với những điều mộc mạc, thiên nhiên. Vậy những điểm du lịch An Giang hấp dẫn mà bạn cần phải đến là đâu?
Điểm du lịch An Giang
Điểm du lịch có thể là những ngôi chùa miếu trên núi cao, có thể là những cánh đồng hoang sơ, những hồ nước nhân tạo, những khu rừng đẹp lộng lẫy hay những khu du lịch An Giang đầy những điều hấp dẫn.
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư là một trong những khu rừng ngập nước tuyệt vời nhất của cả miền Tây. Nơi đây có hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú. Đặc biệt là hệ thống bèo nước phủ xanh khắp mặt nước và cánh rừng tràm trải dài khắp nơi.
Đến đây, bạn sẽ được đi Tắc Ráng len lỏi qua các mương rạch vào trung tâm rừng tràm Trà Sư. Sau đó là một chặng đường ngắn đi xuồng ba lá, được những người dân ở đây thuyết minh về rừng tràm Trà Sư An Giang có gì đặc trưng. Đôi khi bạn sẽ bắt gặp những tổ chim, vạc hay nhưng con cò tìm ăn len lỏi trên mặt nước.
Chi tiết về du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang tại đây: https://huynhhieutravel.com/rung-tram-tra-su
Du lịch núi Cấm
Du lịch núi Cấm với sự thanh tịnh, yên bình của vùng núi cao. Thật tuyệt vời cho những người vừa muốn thư giữa vừa muốn thử thành mình với hành trình trekking núi cao. Những con dốc sẽ dần trở nên nặng nề nếu bạn không rèn luyện đủ độ dẻo dai. Hãy chuẩn bị tinh thân cho một hành trình thú vị khi leo núi.
Bạn cũng có thể bỏ qua chặn đường gian khó đó nếu sức khỏe và thời gian không cho phép bằng cách đi xe ôm hoặc cáp treo lên đỉnh núi. Khi lên đỉnh núi, mọi thử tuyệt vời sẽ mở ra trước mắt bạn.
Ở giữa là một hồ nước lớn, xung quanh là những ngôi chùa với kiến trúc nổi bật. Phía xa là những pho tượng Phật cao lớn nhất. Đặc biệt ấn tượng với tượng Phật Di Lặc trong sách kỷ lục Việt Nam. Không khí đặc biệt trong lành với độ ẩm cao và cái se se lạnh tuyệt vời. Nơi đây còn được mệnh danh là Đà Lạt của miền Tây.
Chi tiết về du lịch núi Cấm An Giang tại đây: https://huynhhieutravel.com/nui-cam
Miếu bà chúa Xứ núi Sam
Đây là một ngôi miếu thờ phụng Bà chúa Xứ linh thiêng. Hàng năm có đến hàng triệu tín đồ hành hương về đây cúng bái. Sự linh thiêng ở đây càng được chứng minh qua dòng người trở về trả lễ.
Ngoài ra, kiến trúc của ngôi miếu ở đây cũng khá đặc biệt. Ngôi miếu Bà được xây theo văn hóa của Ấn Độ kết hợp Trung Quốc khá độc đáo. Nhìn từ xa, Miếu bà chúa Xứ lung linh như một cung điện phong kiến ngày xưa.
Chi tiết về du lịch miếu bà chúa xứ tại đây: https://huynhhieutravel.com/mieu-ba-chua-xu
Cánh đồng thốt nốt
Cánh đồng thốt nốt là điểm du lich khá tuyệt vời với những nhiếp ảnh gia, những bạn trẻ có tinh thần chụp hình đẹp. Nó là nơi của vẻ đẹp tự nhiên, những hàng thốt nốt cao trải dài như một cánh đồng.
Bạn có thể phải hy sinh một chút cho những buổi nắng đẹp có phần gay gắt. Tạo dáng và chụp hình, chắc chắn nó sẽ là những bức hình tuyệt phẩm. Nhiều bức ảnh chụp ở cánh đồng thốt nốt đã đoạt giải thưởng lớn về nhiếp ảnh.
Tuy vậy, bạn cần tránh những ngày nắng hè vào dịp cuối năm từ cuối tháng 11 trở đi. Khi mùa nước nổi trôi qua, những cây thốt nốt bắt đầu trơ trội dần bởi cái nắng. Chúng sẽ không còn long lanh khi lên hình nữa.
Cánh đồng thốt nốt nổi tiếng nhất ở An Giang là cánh đồng Tà Pạ. Cánh đồng ở đây nhiều cây và phân bổ khá đều để chụp hình.
Hồ Tà Pạ
Hồ Tà Pạ trước đây là một núi đá vôi tự nhiên. Sau khi khai thác gần hết núi đá vôi, người ta bỏ hoang nó. Một thời gian sau, nước mưa đọng lại tọa thành một hồ nước trong, một phần do ảnh hưởng nước vôi. Bởi vậy khi lên hình, nó vô cùng long lanh.
Đôi khi nếu ở lâu bạn có thể bị nghiện hồ nước này. Bởi nó là cả bầu trời của sự riêng tư (Cũng tùy lúc đông người du lịch hay không). Bạn có thể vọc nước, xuống tắm ngay tại hồ. Bạn có thể đi chơi picnic cùng bạn bè ngay đây.
Địa chỉ hồ Tà Pạ
Địa chỉ: Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Khu di tích cổ Óc Eo
Nơi đây gồm những phiến đá chứng nhân lịch sử ghi lại một thời kỳ văn hóa huy hoàng của Phù Nam. Nơi đây như một minh chứng lịch sử lâu đời và có thể mang ý nghĩa khảo cổ nào đó. Nhắc lại thời kỳ huy hoàng, giao thương nhộn nhịp của nhà nước Phù Nam.
Nhưng ngoài ra nó chẳng có gì thu hút để cho bạn phải đến đây. Nếu bạn không phải là một nhà nghiên cứu văn hóa hay yêu lịch sử say đắm thì hãy bỏ qua điểm tham quan này. Đôi khi với những nhà khoa học nó cũng khá là nhàm chán để xem. Nó nằm ở giữa một cánh đồng nếu bạn muốn tìm đường đi.
Địa chỉ khu di tích Óc Eo
Địa chỉ: Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Búng Bình Thiên
Búng Bình Thiên là một hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nó có chiều dài 500m, chiều rộng 3000m. Đến đây bạn sẽ được người dân đưa đi tham quan trên những ghe, thuyền. Một chuyến tham quan thường mất khoảng 30 – 40′ để đi hết một vòng Búng Bình Thiên.
Bạn có thể xem người dân chài lưới, bắt cá, khám phá cuộc sống trên những ngôi nhà nổi của người dân nơi đây. Đôi khi du lịch không cần quá vội vã và khám phá những điều to lớn. Trải nghiệm một ngày bình yên dân dã cũng khá thú vị.
Nhưng nó chắc chắn sẽ hơi nhàm chán với ai ưa thích sôi động và những điểm du lịch lộng lẫy. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định có đến đây du lịch không nhé!
Địa chỉ Búng Bình Thiên
Búng Bình Thiên ở đây chia làm hai nơi là Búng Bình Thiên lớn (Hồ lớn) và Búng Bình Thiên nhỏ (Hồ nhỏ hơn). Bạn hãy cẩn thận kẻo đi lạc giữa hai bên.
Địa chỉ: Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Nên du lịch An Giang mùa nào
An Giang thuộc miền Tây với khí hậu đa phần các mùa đều khá giống nhau. Tuy vậy, mùa đẹp nhất ở An Giang là mùa nước nổi.
Du lịch An Giang mùa nước nổi
Mùa nước nổi bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Lúc này những cơn mưa cũng bắt đầu nặng hạt hơn. Thời tiết có vẻ không quá thuận lợi cho những chuyến đi du lịch. Nhưng đó lại là lúc miền Tây và An Giang trở nên đẹp hơn rất nhiều.
Lúc đó rừng tràm Trà Sư của An Giang được những con nước lũ đưa về những sản vật tự nhiên của miền Tây. Từ những con cá linh theo dòng nước lũ cuốn về đến những bông điên điển bắt đầu ra hoa.
Đặc biệt, những bèo nước ở đây bắt đầu có một màu xanh biết tuyệt vời, phủ khắp mặt nước ở các con kênh, rạch vào trung tâm rừng. Dường như rừng tràm Trà Sư trở thành một cô gái xuân thì với nét xinh đẹp của tuổi hồng rực rỡ nhất.
Hướng dẫn cách đi du lịch An Giang
Tùy theo vị trí địa lý mà bạn lựa chọn những phương tiện máy bay, xe ô tô hay xe máy cho hành trình du lịch của mình.
Du lịch An Giang từ Hà Nội, Đà Nẵng
Nếu bạn ở Hà Nội hay Đà Nẵng thì máy bay sẽ là lựa chọn tốt nhất cho hành trình du lịch An Giang của bạn. Bạn có thể lựa chọn bay đến Sài Gòn hoặc Cần Thơ để di chuyển đến An Giang sau đó. Nếu bạn bay thẳng đến thành phố Cần Thơ thì quảng đường đi đến An Giang sẽ gần hơn đôi chút so với Sài Gòn.
Mức giá vé thông thường các hãng bay từ 800.000đ – 3.200.000đ/vé khứ hồi. Giá vé rẻ nhất sẽ là Vietjet Air, nhưng chất lượng phục vụ thì Vietnam Airlines vẫn được đánh giá cao hơn.
Du lịch An Giang từ Sài Gòn (Thành Phố Hồ Chí Minh)
Nếu di chuyển từ Sài Gòn đến An Giang bạn sẽ phải đi đoạn đường hơn 180km. Bạn nên chọn đi xe bus các hãng như Phương Trang hay Thành Bưởi để tiết kiệm công sức. Thời gian di chuyển cũng chỉ mất khoảng 3 tiếng rưỡi với chi phí 120.000đ – 150.000đ/vé.
Tuy vậy, nếu sức khỏe tốt bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô. Nó giúp bạn dễ dàng dừng chân trên những đoạn đường tuyệt đẹp trên đường đi. Hoặc bạn cũng có thể lên kế hoạch di chuyển bằng xe máy thuê ở Khách sạn mà bạn ở.
Du lịch An Giang từ Cần Thơ
Trung tâm của An Giang là thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ khoảng hơn 60km. Tuy vậy, một số địa điểm du lịch như Châu Đốc hay núi Cấm cách thành phố Long Xuyên cũng khoảng 60km nữa.
Bạn có thể đi xe máy và ô tô cá nhân để di chuyển là tuyệt vời nhất. Nó giúp bạn chủ động những chuyến đi của mình và dễ dàng di chuyển để vui chơi hơn. Tuy vậy, bạn cũng có thể đi xe bus đến thẳng thành phố Châu Đốc và thuê xe máy để đi một số điểm du lịch gần đó. Giá xe bus đến Long Xuyên và Châu Đốc khoảng 100.000đ – 150.000đ/vé (Giá vé không rẻ vì phí BOT ở đây khá cao).
Ăn gì ở An Giang
An Giang là nơi nhiều dân tộc cộng đồng sinh sống Kinh, Hoa, Khmer, Chăm với những vùng rừng núi chập chùng. Nên nơi đây cũng có nhiều món ăn thú vị và độc đáo nhưng cũng vô cùng ngon miệng ra đời.
Tung lò mò
Đây là một đặc sản của người Chăm. Nó tương tự món lạp xưởng của người Kinh nhưng nguyên liệu chính của nó là thịt bò. Thịt bò khi mua về sẽ được róc xương, gân và trộn chung cơm nguội. Vỏ của tung lò mò là ruột bò được rửa nước muối sạch.
Tung lò mò chỉ cần phơi 3 nắng là có thể ăn được. Nhưng loại ngon nhất là phải được phơi khô từ 1 – 2 tháng cho thịt khô và kết chắc lại. Khi ăn cũng sử dụng như lạp xưởng thường là chiên, nướng và ăn kèm rau sống khi ăn.
Cốm dẹp An Giang
Đây là một món do đồng bào người Khmer sáng tạo ra. Khi đến mùa thu hoạch, mọi người sẽ đem về những hạt thóc nếp ngon nhất. Sau đó sàng qua loại bỏ những hạt không đạt chất lượng. Tiếp theo là phơi khô qua 1 nắng những hạt gạo nếp. Rồi rang chín giòn, tiếp đó lại giã cho dẹp hạng gạo nếp.
Sau khi nấu thành cốm, món ăn này sẽ được cúng và dâng thần linh trước. Khi ăn, cho thêm cơm dừa, đường cát và một ít nước dừa tươi rưới lên. Mùi vị vô cùng tuyệt vời.
Cơm tấm Long Xuyên
Cơm tấm Long Xuyên là món ăn dân dã, chắc bụng lại ít bị ngán do người Long Xuyên biến tấu nên. Trên dĩa cơm tấm, món gì cũng đều sắc ra vừa đủ. Ăn vào sẽ không cảm giác bị ngấy.
Thịt sườn nướng phải là loại ngon có một ít mỡ và da. Trứng phải kho vừa có màu gạch son, được cắt ra thành từng lát mỏng. Sau đó cho thêm các nguyên liệu khác như bì, dưa chua, dưa leo. Tất cả đều phải thái mỏng vừa phải. Nước mắm ăn kèm phải là nước mắm đường pha hơi sánh. Nó có một công thức riêng để làm thành nước mắm ăn vô cùng vừa miệng.
Bún cá Long Xuyên
Ngoài món cơm tấm Long Xuyên đường phố tuyệt vời thì bún cá Long Xuyên cũng là một đặc trưng của thành phố này. Món bún cá này được làm chủ yếu từ loài cá lóc. Cá lóc ngon nhất phải là loại cá lóc đồng, róc hết xương, đầu tách riêng ra.
Nước lèo phải cho thêm sả và củ nghệ vào. Đó là hai bí quyệt tuyệt vời của món bún cá. Nước lèo vừa thơm mùi nghệ, mùi sả vừa ngọt mùi thịt cá. Ngoài ra, nước lèo ngọt còn nhờ một bí quyết của người nấu là hầm nước xương thịt trước đó để tăng độ ngọt.
Để tạo nên một tô bún cá nhìn đơn giản chỉ có rau, cá và bún. Nhưng ăn vào thì bạn phải hì hụp hết cả tô bún không chừa giọt nào. Thì người nấu bếp phải vận dụng các công thức riêng để tạo nên một tô bún tuyệt vời như thế.
Gỏi sầu đâu
Đây là món gỏi có xuất sứ từ người Campuchia lưu truyền qua người Khmer. Khi lưu truyền đến An Giang thì đã biến tấu một số gia vị để trở nên dễ ăn hơn với người Việt. Đặc biệt, cây sầu đâu (hay còn gọi sầu đông) mọc khá nhiều vùng đất An Giang.
Món gỏi sầu đâu được chế biến từ nguyên liệu chính là cây sầu đâu và khô cá sặc là món khô truyền thống người An Giang. Nó còn trộn thêm một số nguyên liệu khác như khóm, dưa leo, xoài sống để tạo thành một dĩa gỏi sầu đâu tuyệt vời.
Khi ăn bạn có thể trộn thêm tôm và thịt ba chỉ để tăng hương vị món gỏi. Vị đắng, ngọt ngọt của gỏi sầu đâu hòa cũng vị ngọt ngọt, mặn mặn của khô cá sặc tạo thành thứ gỏi tuyệt hảo.
Mắm Châu Đốc
Mắm Châu Đốc luôn được xem là một trong những món mắm ngon nhất Việt Nam. Hương vị mắm ở đây đậm đà, tọa thành nhiều món mắm ngon: mắm cá sặc, mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá thòi lòi, mắm ruốc, mắm tôm,…
Đặc biệt, khi đến những khu chợ Châu Đốc hay những vùng du lịch lân cận, bạn dễ dàng tìm thấy những cửa hàng mắm trưng bày hàng chục loại mắm khác nhau.
Chè thốt nốt An Giang
Chè thốt nốt nấu khá đơn giản. Nhưng nguyên liệu của nó phải là loại thốt nốt ngon, vừa hái xuống từ cây thốt nốt. Nơi những cánh đồng thốt nốt bạt ngàn được người dâng tận dụng nguyên liệu làm thành món ngon.
Khi nấu chè, người ta nấu tan đường thốt nốt để lấy vị ngọt. Sau đó đem khuấy vào nước cốt dừa thành một thức hỗn hợp đặc, sệt. Tiếp theo cho thêm cùi thốt nốt vào là được một cốc chè thơm ngon, béo ngậy. Khi ăn nên dùng với đá hoặc bỏ tủ lạnh để đủ độ lạnh sẽ ngon hơn.
Bánh bò thốt nốt An Giang
Đây cũng là một loại bánh được làm từ loại nguyên liệu đặc trưng của xứ sở An Giang. Bột gạo cùng đường thốt nốt và nước được ủ theo tỷ lệ nhất định. Người ta còn cho một ít cơm rượu vào để bánh thêm thơm ngon.
Khi ăn bánh xốp, béo, ngọt như loai bánh bò khác nhưng mùi thơm và vị đặc trưng của thốt nốt hòa lẫn vào thêm. Chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn.
Xôi phồng chợ Mới
Xôi phồng lên thành hình cầu bự, khi ăn kèm thêm gà nướng hoặc gà quay. Xôi vị ngọt của đậu và nếp, đặc biệt ăn kèm cùng gà quay thì thật hấp dẫn. Bạn có thể chấm thêm nước tương, tương ớt cho phù hợp khẩu vị của mình nếu cần.
Kinh nghiệm du lịch An Giang
Nếu du lịch núi Cấm, bạn nên lựa chọn quần áo ấm. Nếu mang áo len theo càng tốt. Nếu có dự định cắm trại bạn có thể mang theo lều, thức ăn. Bạn cũng nên mang theo những trang bị tiện dụng, quần áo đủ ấm nhưng vẫn nhẹ nhàng, giày thể thao leo núi.
Nếu bạn muốn thắp nhang khi tham quan một số điểm chùa ở núi Sam thì bạn không cần mua nhang. Những điểm du lịch này đều chuẩn bị đầy đủ nhang đèn cho tín đồ hành hương cúng bái.
Tour du lịch An Giang
Tour du lịch An Giang bạn có thể đi trong 1 ngày hoặc 2 ngày là hợp lý nhất. Những điểm đến thú vị như Miếu bà chúa Xứ và rừng tràm Trà Sư sẽ là điểm hấp dẫn nhất trong hành trình tour An Giang.
Tour An Giang 1 ngày
Tour An Giang 1 ngày xuất phát từ Cần Thơ. Buổi trưa bạn sẽ tham quan Miếu bà chúa Xứ. Nơi kiến trúc cổ kính và đầy linh thiêng. Tiếp theo bạn sẽ di chuyển đến chợ Tịnh Biên mua sắm cho mình và quà cho người thân. Điểm cuối cùng sẽ là rừng tràm Trà Sư lung linh xinh đẹp. Chiều bạn sẽ về lại Cần Thơ khoảng 18h00 – 19h00
Chi tiết tour An Giang 1 ngày xuất phát từ Cần Thơ tại đây.
Tour An Giang 2 ngày 1 đêm
Tour An Giang 2 ngày 1 đêm xuất phát từ Cần Thơ. Nó sẽ có lịch trình tương tự nhưng bạn sẽ dừng lại vía bà chúa Xứ lâu hơn. Bạn sẽ có một buổi chiều lên tận đỉnh núi Sam cúng viếng nơi bà ngự trị trước khi thỉnh xuống chân núi. Sau đó bạn sẽ được vía miếu bà chúa Xứ vào buổi tối với nhiều thời gian hơn.
Sáng hôm sau bạn sẽ xuất phát đến chợ Tịnh Biên và rừng tràm Trà Sư. Tham quan, mua sắm và trở về Cần Thơ vào buổi chiều.
Chi tiết tour An Giang 2 ngày xuất phát từ Cần Thơ tại đây.
Công ty du lịch An Giang
Những công ty du lịch An Giang bạn có thể chọn là Viettravel, Saigontourist hay Nụ Cười Mekong. Nếu xuất phát từ Sài Gòn bạn nên lựa chọn Viettravel với dịch vụ đi miền Tây khá tốt hoặc Saigontourist cũng khá chất lượng. Hoặc khi bạn xuất phát từ Cần Thơ thì nên lựa chọn Nụ Cười Mekong vì uy tín và công ty du lịch bản địa sẽ tốt hơn. Nụ Cười Mekong cũng có địa chỉ và thương hiệu rõ ràng giúp bạn tránh lừa đảo.
Liên hệ điện thoại tư vấn tour:
- Viettravel: 19001839.
- Saigontourist: 19001808.
- Nụ Cười Mekong: 0939729609.
Những lễ hội ở An Giang
An Giang là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc và địa lý đặc thù với sông, núi, rừng nên nơi đây cũng có nên văn hóa và lễ hội đa dạng.
Lễ hội vía bà chúa Xứ
Lễ hội vía bà chúa Xứ đã được công nhận là một lễ hội Quốc gia. Lễ hội diễn ra vào ngày 23 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 âm lịch hàng năm. Nơi tổ chức ngay tại Miếu bà chúa Xứ núi Sam.
Lễ hội thể hiện lòng thành kính, biết ơn bà chúa Xứ phù hộ vùng đất này. Ngoài ra, lễ hội còn là thời gian tưởng nhớ công lao ông Thoại Ngọc Hầu, 2 bà vợ của ông và đoàn tùy tùng có công đắp đê, ngăn giặt.
Lễ hội Dolta
Đây là một lễ hội đặc trưng của người Khmer An Giang. Đây là lễ hội tổ chức nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông bà. Lễ hội Dolta được tổ chức từ ngày 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch hàng năm.
Khi tổ chức lễ hội, họ sẽ dâng thức ăn được tự tay làm và cày cấy từ những cánh đồng xanh tốt của mình lên ông bà tổ tiên. Ngoài ra, họ còn tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi đan xen cùng.
Lễ hội Đua bò Bảy Núi An Giang
Lễ hội Đua bò Bảy Núi được tổ chức vào ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức cùng thời điểm lễ hội Dolta (Cúng Ông Bà). Lễ hội này nhằm mục đích chứng tỏ những con thú dẻo dai, khỏe mạnh được người nông dân chăm sóc.
Lễ hội Roya
Lễ hội Roya là lễ hội truyền thống của người Chăm ở An Giang. Đây còn được xem là ngày Tết truyền thống của người Chăm. Lễ hội này còn được chia làm hai giai đoạn khác nhau là: Tiền Roya (Roya Fitry) và Roya chính (Roya Phik Trok hay Haji). Ngày tổ chức lễ hội Roya vào ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 Hồi lịch (Lịch của người Hồi).
Tiền Roya là thời gian làm việc cật lực, sửa soạn nhà cửa, tân trang phòng ốc. Họ sẽ làm những vật liệu để chuẩn bị cho một ngày ăn tết vào Roya chính. Thời gian này như sự chuẩn bị tiền đề cho ngày lễ hội Roya hoành tráng.
Vào ngày lễ hội Roya chính, mọi người sẽ đi chúc Tết, chúc tụng nhau, chia và tặng nhau những thứ bánh tự tay gia đình làm ra. Sau đó, mọi người nếu có điều kiện sẽ hành hương về thánh địa Mecca ở Saudi Arabia. Một thánh địa mà người đạo Hồi nào cũng muốn về một lần.